Vấn đề dạy thêm học thêm hiện nay

(TG)- Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Tính hai mặt của vấn đề dạy thêm, học thêm

Bản chất của hoạt động dạy thêm, học thêm là tốt. Một trong những khía cạnh có ích của việc học thêm là nó giúp những các em học đuối theo kịp các bạn học của mình, giúp những em học giỏi đạt được trình độ cao hơn. Học thêm có thể đóng góp về nguồn lực con người cho phát triển kinh tế, nhiều gia đình coi học thêm là phương thức tích cực để thanh thiếu niên sử dụng thời gian nhàn rỗi của chúng, nếu không các em chẳng biết làm gì. Dạy thêm, học thêm được đánh giá là hoạt động có giá trị bổ sung thêm kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nâng cao lực học sau một thời gian rèn luyện và cũng là cơ hội để giáo viên nắm bắt rõ hơn về năng lực của học sinh, kịp thời điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học phù hợp với đối tượng. Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, việc học thêm cũng xuất phát từ ý muốn chủ quan của gia đình người học. Họ mong muốn và tin tưởng vào sự tiến bộ của con em sau thời gian đi học thêm. Bên cạnh đó, một số gia đình tìm đến việc học thêm với một mục đích khác đó là nhờ thầy cô dạy dỗ con em mình và quản lý các cháu trong thời gian gia đình bận rộn với công việc xã hội, tránh được tình trạng các cháu tham gia vào các hoạt động không lành mạnh ngoài xã hội trong thời gian nghỉ học hoặc gia đình không ở bên các cháu. Trên cơ sở sự đồng thuận giữa gia đình và nhà giáo, việc học thêm không có yếu tố tiêu cực, ép buộc. Người giáo viên đến với học thêm với động cơ hết sức minh bạch, nghiêm túc là tăng cường kiến thức cho học sinh, tăng thu nhập thêm cho gia đình một cách chính đáng. Qua nghiên cứu cho thấy, việc tham gia học thêm tự nguyện đa số xuất phát từ nhu cầu của những gia đình có điều kiện kinh tế, thu nhập khá giả. Với những gia đình thu nhập thấp, nhu cầu học thêm là thấp và thường là rất khó để tham gia.

Ở khía cạnh tiêu cực, học thêm có thể chi phối cuộc sống của thanh thiếu niên và gia đình các em, làm giảm thời gian có thể dành cho thể thao và các hoạt động khác cũng rất quan trọng cho việc phát triển toàn diện. Việc dạy thêm, học thêm hiện nay diễn ra tràn lan, thậm chí đã bị lạm dụng và làm xấu đi hình ảnh của việc này. Hoạt động học thêm, dạy thêm bị xã hội nhìn nhận và đánh giá sai lệch là do một bộ phận nhà giáo thiếu đạo đức lạm dụng việc dạy thêm để kiếm tiền. Nghĩa là, người giáo viên sử dụng hoạt động này với mục đích không tích cực, không phù hợp với chuẩn mực lương tâm của nhà giáo. Do vậy, thực tiễn đã xảy ra tình trạng giáo viên ép buộc người học phải đi học thêm mặc dù họ không có nhu cầu. Để học sinh phải đi học thêm, giáo viên đã cắt xén chương trình chính khóa, không dạy hết trách nhiệm trong giờ học chính khóa. Do vậy, học sinh không đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra nếu không tham gia học thêm. Trong quan hệ thường ngày trên lớp, một số giáo viên có cách phân biệt đối xử với hai đối tượng học sinh có tham gia lớp học thêm và học sinh không tham gia lớp học thêm một cách thiếu khách quan và thiếu tính nhân văn. Học sinh có tham gia lớp học thêm sẽ được giáo viên quan tâm, nâng đỡ, thân thiện, hài hòa. Ngược lại, học sinh không tham gia lớp học thêm sẽ không được quan tâm đầy đủ, giáo dục đến nơi đến chốn. Cá biệt có những trường hợp giáo viên có hành động đe dọa, trù dập khiến học sinh và gia đình phải tham gia vào hoạt động này một cách miễn cưỡng. Một khía cạnh tiêu cực khác từ phía nhà giáo, đó là việc lạm thu trong hoạt động dạy thêm, học thêm.

Một vài khuyến nghị

Hệ lụy từ mặt trái của vấn đề là điều chúng ta đã nhận ra rất rõ: uy tín ngành giáo dục bị ảnh hưởng, uy tín nhà giáo bị giảm sút, hình ảnh nhà giáo ít nhiều bị đánh giá thấp trong con mắt của người học, của gia đình và xã hội. Tính công bằng trong tiếp cận cơ hội giáo dục bị hạn chế. Hơn nữa, truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn năm nay của nước ta bị ảnh hưởng. Để hạn chế và tiến đến chấm dứt những tiêu cực của vấn đề này chúng ta cần có giải pháp đồng bộ, hài hòa, hợp lý vì đây là hoạt động có bản chất khởi điểm là tốt, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới cũng tồn tại hoạt động dạy thêm, học thêm và cũng thừa nhận những khía cạnh tích cực của hoạt động này. Mô hình gia sư ra đời phát huy được lợi ích, hạn chế những tiêu cực của việc học thêm. Trung tâm gia sư và ngoại ngữ Kiến Tạo có những cam kết dưới đây

Thứ nhấttheo lộ trình hợp lý, nâng cao kiến thức của các em học sinh giỏi, bổ sung những kiến thức của những em mất căn bản. Theo mô hình một gia sư, giáo viên – một học sinh, giáo viên- gia sư tại trung tâm Kiến Tạo có đủ thời gian tìm hiểu và khắc phục những nhược điểm, phát huy tốt nhất những ưu điểm của từng học sinh. Phát huy hoàn toàn lợi ích của việc học

Thứ hai, đội ngũ gia sư- giáo viên tại trung tâm Kiến Tạo sẽ luôn đồng hành cùng học sinh. Nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng, giải đáp những thắc mắc cho các em, hướng các em tới những tư duy sáng tạo, tích cực và văn minh.

Thứ ba, Tuyệt đối không gây áp lực lên việc học cho trẻ, điều này lợi bất cập hại. Dần dần các em sẽ cảm thấy sợ việc học, không hứng thú khi cầm sách vở. Theo mô hình vừa học vừa chơi, gia sư – giáo viên tại trung tâm Kiến Tạo giúp các em khắc phục những kiến thức còn chưa vững trên lớp đồng thời giúp các em vui vẻ thoải mái sau giờ học căng thẳng

Thứ tư, Là cầu nối giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về con em của mình. Giúp xua đi nỗi lo của phụ huynh con mình sau giờ học chính khóa và học thêm có sa ngã vào các tệ nạn xã hội, bị đối tượng xấu lôi kéo dụ dỗ hay không. Đồng thời giúp các em phát triển toàn diện dựa trên lắng nghe, chia sẽ kinh nghiệm của những người trẻ tuổi đi trước – những giáo viên, gia sư tại trung tâm gia sư ngoại ngữ Kiến Tạo

 

DMCA.com Protection Status